Thứ Tư, 3 tháng 9, 2014

Nghiêm khắc và tạo nhiều thử thách khó khăn trong học tập sẽ giúp học sinh tập trung hơn và mang lại nhiều kết quả học tập tích cực hơn. Tuy nhiên, đánh giá chất lượng nghiêm khắc quá sẽ phản tác dụng và nước Pháp đang phải nhìn nhận lại vấn đề này.


Bộ trưởng giáo dục Pháp Benoît Hamon cho rằng, hệ thống giáo dục những người trẻ tuổi khá nghiêm ngặt. Ông lập luận: “Ở Pháp chúng tôi được định nghĩa bằng sự thất bại” điều này đồng nghĩa với việc để đạt được kết quả cao trong học tập, học sinh phải trải qua nhiều đánh giá khắt khe của giáo viên, ngay cả khi phải thi hay học lại. Vì vậy, ông muốn các trường học “khuyến khích thay vì ngăn cản” và đưa cho học sinh những thông tin rõ ràng. Bộ trưởng Hamon quan tâm tới vấn đề căng thẳng và quy định chấm điểm khắc nghiệt đối với học sinh tiểu học ở Pháp. Theo kết quả khảo cứu của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) 75% học sinh tiểu học Pháp luôn cảm thấy lo lắng được điểm thấp môn Toán, ít hơn so với 78% con số ở Hàn Quốc và nhiều hơn so với 46% ở Thụy Điển. Bên cạnh đó, cuộc nghiên cứu cũng cho thấy tạo ra tâm lý căng thẳng ở mức độ vừa phải và phù hợp từng lứa tuổi học sinh đã góp phần không nhỏ đến sự thành công trong quá trình học tập của các em. Khi học sinh được khuyến khích chấp nhận rủi ro và tham gia các lớp học ngoại khóa nhiều sẽ trở nên tự tin hơn. Hiện nước Pháp hiện có năm học ngắn nhất và ngày học dài nhất thế giới, học sinh tiểu học nước này sẽ chỉ phải học 4 ngày/tuần, trừ thứ Tư, thứ Bảy, Chủ nhật và nghỉ hè dài song mỗi năm giờ học của một em là 874 giờ so với trung bình 774 giờ của các quốc gia trong OECD. Như vậy, mỗi ngày học sinh học 6 giờ là quá nhiều, điều này không phù hợp với thể trạng, đồng hồ sinh học của lứa tuổi tiểu học, nên dễ dẫn đến tình trạng mệt mỏi, kém tập trung và tiếp thu bài kém. Hơn nữa, quy định khắt khe trong quy chế chấm điểm càng tăng thêm stress cho các em, mang lại hiệu quả giáo dục không cao. Việt Nam là một trong những quốc gia có mô hình giáo dục khá giống nước Pháp nhưng nôi dung giáo dục sáo mòn, căn bệnh thành tích di căn lâu năm, trao lưu chạy đua dự án ngàn tỷ khiến giáo dục là một vấn đề nhức nhối trong xã hội. Cho đến nay chứa có kết quả nghiên cứu về những hệ lụy tâm lý và di chứng để lại mà trẻ em Việt Nam, thậm chí là phụ huynh phải gánh chịu

0 nhận xét:

Đăng nhận xét