Thứ Ba, 29 tháng 4, 2014

Dự báo khả năng xảy ra tình trạng ùn tắc tại các nút giao thông cửa ngõ ở các tỉnh giáp với TP Hồ Chí Minh nên Sở GTVT TP Hồ Chí Minh đã hướng dẫn lộ trình để tài xế lựa chọn đường đi hợp lý.


Các phương tiện đổ về TP sau kỳ nghỉ Tết dài ngày. Ảnh theo Soha
Theo đó, lái xe từ các tỉnh miền Đông có thể đi về TPHCM bằng 3 hướng. Hướng thứ nhất là từ ngã ba Dầu Giây đi theo QL1 qua cầu Đồng Nai vào TP như hiện nay. Với lộ trình này thì cả xe ô tô, xe gắn máy đều lưu thông được nhưng dự báo khu vực ngã tư Vũng Tàu, ngã ba Tân Vạn sẽ ùn tắc. Hướng đi thứ hai là từ ngã ba Dầu Giây theo tỉnh lộ 769 đến QL51 theo cao tốc TPHCM – Long Thành – Dầu Giây về đường Vành đai 2. Từ đây có thể đi vào trung tâm TP theo đường Đồng Văn Cống, nếu về miền Tây thì qua cầu Phú Mỹ để vào quận 7. Hướng thứ ba là từ QL56 theo tỉnh lộ 769 đến QL51 rồi lên cao tốc TPHCM – Long Thành – Dầu Giây để vào trung tâm TP như hướng đi thứ hai. Cả hai hướng đi này được khuyến cáo chỉ đi bằng xe ô tô, vì đường cao tốc không cho xe gắn máy đi vào. Một số tài xế cũng chia sẻ kinh nghiệm là lộ trình từ Biên Hòa về QL1K để vào TP cũng khá thuận tiện, dù chạy chậm nhưng đường ít khi bị kẹt xe, đặc biệt là cầu Hóa An vừa được làm xong. Những người từ các tỉnh miền Tây khi đi đến địa phận Tiền Giang có 3 lựa chọn để về TP Hồ Chí Minh. Xe ô tô có thể vào cao tốc TP Hồ Chí Minh – Trung Lương để về TP. Xe gắn máy, ô tô dưới 9 chỗ từ miền Tây về Tiền Giang khi đến ngã ba Đông Hòa có thể rẽ phải vào tỉnh lộ 876 đến tỉnh lộ 864 rồi theo tỉnh lộ 870 để ra QL1 về TPHCM. Đi theo hướng này sẽ xa hơn 10km nhưng có thể tránh được kẹt xe có thể xảy ra ở ngã tư Đồng Tâm. Một hướng đi khác theo đường tỉnh lộ xa hơn khoảng 28km nhưng cũng có thể tránh kẹt xe là từ QL1 theo tỉnh lộ 869 đến tỉnh lộ 867 để ra QL1. Ngoài ra, từ Đồng Tháp, An Giang có thể theo QL62 đến thị trấn Tân Thạnh (Long An) rồi theo tỉnh lộ 10 về TPHCM. Phan Tư Dự báo khả năng xảy ra tình trạng ùn tắc tại các nút giao thông cửa ngõ ở các tỉnh giáp với TP Hồ Chí Minh nên Sở GTVT TP Hồ Chí Minh đã hướng dẫn lộ trình để tài xế lựa chọn đường đi hợp lý. Theo đó, lái xe từ các tỉnh miền Đông có thể đi về TPHCM bằng 3 hướng. Hướng thứ nhất là từ ngã ba Dầu Giây đi theo QL1 qua cầu Đồng Nai vào TP như hiện nay. Với lộ trình này thì cả xe ô tô, xe gắn máy đều lưu thông được nhưng dự báo khu vực ngã tư Vũng Tàu, ngã ba Tân Vạn sẽ ùn tắc. Hướng đi thứ hai là từ ngã ba Dầu Giây theo tỉnh lộ 769 đến QL51 theo cao tốc TPHCM – Long Thành – Dầu Giây về đường Vành đai 2. Từ đây có thể đi vào trung tâm TP theo đường Đồng Văn Cống, nếu về miền Tây thì qua cầu Phú Mỹ để vào quận 7. Hướng thứ ba là từ QL56 theo tỉnh lộ 769 đến QL51 rồi lên cao tốc TPHCM – Long Thành – Dầu Giây để vào trung tâm TP như hướng đi thứ hai. Cả hai hướng đi này được khuyến cáo chỉ đi bằng xe ô tô, vì đường cao tốc không cho xe gắn máy đi vào. Một số tài xế cũng chia sẻ kinh nghiệm là lộ trình từ Biên Hòa về QL1K để vào TP cũng khá thuận tiện, dù chạy chậm nhưng đường ít khi bị kẹt xe, đặc biệt là cầu Hóa An vừa được làm xong. Những người từ các tỉnh miền Tây khi đi đến địa phận Tiền Giang có 3 lựa chọn để về TP Hồ Chí Minh. Xe ô tô có thể vào cao tốc TP Hồ Chí Minh – Trung Lương để về TP. Xe gắn máy, ô tô dưới 9 chỗ từ miền Tây về Tiền Giang khi đến ngã ba Đông Hòa có thể rẽ phải vào tỉnh lộ 876 đến tỉnh lộ 864 rồi theo tỉnh lộ 870 để ra QL1 về TPHCM. Đi theo hướng này sẽ xa hơn 10km nhưng có thể tránh được kẹt xe có thể xảy ra ở ngã tư Đồng Tâm. Một hướng đi khác theo đường tỉnh lộ xa hơn khoảng 28km nhưng cũng có thể tránh kẹt xe là từ QL1 theo tỉnh lộ 869 đến tỉnh lộ 867 để ra QL1. Ngoài ra, từ Đồng Tháp, An Giang có thể theo QL62 đến thị trấn Tân Thạnh (Long An) rồi theo tỉnh lộ 10 về TPHCM. Phan Tư

0 nhận xét:

Đăng nhận xét